Phú Thọ

Miền đất của những di sản văn hóa và thắng cảnh

Công trình thanh niên do Tỉnh đoàn Phú Thọ phối hợp với MobiFone tổ chức."Số hóa di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ", nhằm phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp cán bộ đoàn trong chuyển đổi số quảng bá du lịch địa phương.

Văn hóa - lịch sử

ĐẤT TỔ HÙNG VƯƠNG

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ hiện đang bảo tồn, phát huy giá trị 1372 di tích lịch sử: 161 di tích khảo cổ học, 262 chùa, còn lại là di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc dấu vết kiến trúc và các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến.

Trong số đó có di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt; 73 di tích được xếp hạng quốc gia, 12 di tích lịch sử; 207 di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Image
Những danh lam thắng cảnh - lễ hội

MIỀN ĐẤT HAI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

Image

Đền mẫu Âu Cơ

Nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ), Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình lịch sử văn hoá đặc biệt, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Khám phá cùng VR360
Image

Đình Hùng Lô

Đình cổ Hùng Lô là quần thể di tích lịch sử văn hóa với niên đại hơn 300 năm tuổi, đình Hùng Lô từ lâu đã đi vào tâm thức của người dân Việt Nam với những phong tục, tập quán gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Khám phá cùng VR360
Image

Đền Tam Giang – Chùa Đại Bi

Cụm di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Tam Giang – chùa Đại Bi nằm bên tả ngạn nơi hợp lưu của ba dòng sông: sông Hồng, sông Lô, sông Đà mà xưa nay nhân dân vẫn quen gọi là Ngã ba Hạc.

Khám phá cùng VR360
Image

Bia lưu niệm trụ sở Tỉnh ủy – Yên Kỳ

Bia lưu niệm nơi Trụ sở Tỉnh ủy đóng và là nơi thành lập Văn phòng Tỉnh ủy (tháng 04/1948). Bia được xây dựng trở thành địa điểm để các thế hệ cán bộ, công chức ôn lại truyền thống, lòng tự hào, trách nhiệm trước Đảng và nhân dân.

Khám phá cùng VR360
Image

Di tích khu kinh tế thanh niên – xã Minh Đài

Ngày 23/12/1970, Chính phủ ký Quyết định thành lập Khu kinh tế thanh niên và giao cho Trung ương đoàn phụ trách, lấy nòng cốt là cán bộ Trung ương đoàn và 500 đoàn viên ưu tú tại các tỉnh.

Tìm hiểu địa danh
Image

Đền thờ vua Lý Nam Đế

Đền thờ Lý Nam Đế được tôn tạo, xây dựng tại địa điểm gò Cổ Bồng thuộc làng Văn Lang, xã Văn Lương (nay thuộc khu 10 xã, Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) gắn với địa danh động Khuất Lão.

Tìm hiểu địa danh